Entre deux rives



Pour parler du passer, il y a les livres d'histoire et les témoignages. Ru, premier livre de la Vietnamienne Kim Thúy, ne se range dans aucune de ces catégories. Pourtant,, c'est bien quelques pages de l'histoire que l'on peut lire à travers lé récit de sa vie. À l'âge de dix ans, Kim Thúy a quitté son pays natal, grossissant les rangs des milliers de "boat people" à la dérive dans la mer de Chine. Du ventre de sa frêle embarcation jusqu'aux rives de Malaisie, où elle a passé quatre mois dans un camp de réfugiés avant de partir définitivement pour le Canada, sa terre d'adoption aujourd'hui, Kim Thúy ne raconte pas, mais se sert de ses souvenirs, de ses sensations. Grâce à eux, elle effleure de sa plume les événements et s'attarde sur les "détails" qui font la substance de l'existence: du souvenir de sa robe d'été en coton fleuri à la sensation de la terre glaise entre ses orteils nus dans le camp de réfugies, en passant par le bol de soupe fumant du petit-déjeuner vietnamien, Kim Thúy, sur la pointe des pieds, parvient à évoquer ce qui la constitue.


Son héritage vietnamien resurgit au détour d'un geste, d'une odeur, d'une parole et de son quotidien de femme et de mère. "J'oublie les détails de mes sentiments entourant les rencontres. Cependant, je me souviens des gestes éphémères", explique-t-elle.



Giữa hai bờ vực.


Une ressource en danger



Les maladies liées à l'eau font plus de morts que la guerre. C'est en partant de ce constat qu'à l'occasion de la Journée mondiale de l'eau, l'ONU et les ONG veulent mettre l'accent sur les problème liés à sa qualité.



Notre existence dépend de la manière dont nous protégeons la qualité de nos ressources en eau. L'Organisation des Nations Unies (ONU), à l'origine de la journée mondiale de l'eau qui se tient, veut sensibiliser les populations du monde sur cet enjeu majeur du XXI siècle.


Car si 87%de la population mondiale a aujourd'hui accès à l'eau portable, selon un rapport conjoint de l'Organisation mondiale de la santé (OMS) et de l'Unicef, l'ONG Solidarité internationale estime qua chaque année huit millions de personnes meurent encore de maladies dues à une eau de mauvaise qualité. Un phénomène lié notamment au manque d'installations sanitaires de base, et qui touche une grande partie de la population mondiale, particulièrement en Afrique et en Asie du Sud. Et ces dysfonctionnements coûtent cher: quelques dizaines de milliards d'euros par an, estime l'OMS.



Nguồn nước nguy hiểm.


Le préjudice écologique confirmé



Polluer la nature a désormais un prix. Plus de dix ans après le naufrage du pétrolier Erika, qui avait entraîné une marée noire sur les côtes bretonnes et vendéennes (Le 12 décembre 1999, l'Erika, affrété par Total, se brise au large du Finistère, à 70 km au sud de Penmarch, avec 30.900tonnes de fioul; 10.000 tonnes sont récupérées par pomparge mais 20.000 se répandent dans la mer; 400 km de côtes sont souillées et 150.000 oiseaux sont mazoutés. Un audit chiffre le préjudice à un milliard d'euros), le jugement était très attendu. Dans son arrêt, la cour d'appel a confirmé la reconnaissance du "préjudice écologique" subi par les associations, confortant la décision prise en première instance en 2008.


Elle a appuyé les condamnations de Total, de la société de classification Rina (375.000 euros chacun), de l'armateur et du gestionnaire du navire (75.000 euros chacun) pour délit de pollution. Surtout, elle a augmenté les indemnités à verser aux parties civiles, les faisant passer de 192,5 à 200,6 millions d'euros. Outre le département du Morbihan et la Ligue de protection des oiseaux (LPO), les régions Bretagne, Poitou-Charentes et Pays de la Loire, le Finistère et la Vendée ainsi que des associations devraient bénéficier de dommages et intérêts. Ces dernières et les écologistes ont salué cette décision qui instaure un "préjudice écologique", s'est réjoui Allain Bourgrain-Dubourg, le président de la LPO.


Cependant, la cour a crée la surprise en déchargeant Total du suplément d'indemnités à verser. Ces 30,6 millions d'euros seront à la charge des autres prévenus. La cour a expliqué qua Total était bien coupable mais pas responsable sur le plan civil et qu'il ne pouvait donc pas verser de dommages intérêts. L'avocat du groupe, M. Daniel Soulez-Larivière, s'est réjoui de cette distionction. Les 170 millions d'euros d'indemnités déjà versés par le groupe aux parties civiles leur restent toutefois acquis définitivement. Total a cinq jours pour contester cette décision. L'agence de classification Rina et l'armateur ont déjà annoncé leur pouvoir en cassation.



Thiệt hại sinh thái.


Le Big Bang est pour aujourd'hui



Le centre européen de recherche nucléaire (Cern), situé à la frontière franco-suisse, va tenter aujourd'hui de créer les conditions de l'origine de l'Univers dans son accélérateur de particules LHC, le plus puissant du monde.


L'expérience, à une telle puissance, est inédite. Le Cern va tenter aujourd'hui de recréer pendant un instant les conditions qui prévalaient dans l'Univers juste après le big bang, à l'intérieur de son accélérateur de particules, le LHC. Cet anneau de 27 km de circonférence est enterré à 100m sous terre, sur la frontière franco-suisse. Il sert à étudier les plus petites particules connues de l'univers.

Pour mener à bien leur expérience, les chercheurs vont faire circuler en rond, à l'intérieur de l'accélérateur, deux faisceaux de particules qui iront en sens contraire et emmagasineront de l'énergie à chaque tour. Quand les deux faisceaux entreront en collision à une vitesse proche de celle de la lumière, le choc devrait produire une énergie de 7 TeV (teraélectronvolts). Les particules élémentaire ne s'étant jamais rencontrées avec un tel niveau d'énergie, les physiciens pensent observer de nouveaux phénomènes et de nouvelles particules. Ils espèrent notamment détecter le boson de Higgs, cette "particule de Dieu" jusqu'ici théorique qui donnerait sa masse à la matière. Ce qui permettrait de confirmer ou non les théories sur le big bang... Et d'ouvrir une nouvelle ère dans l'histoire de la physique.

Il n'est pas sûr toutefois que l'expérience réussisse du premier coup. "Le LHC n'est pas une machine pour laquelle in suffit d'appuyer sur un bouton. Cela peut prendre des heures, voire des jours, pour obtenir des collisions", a prévenu le directeur général du Cern, Rolf-Dieter Heuer.


Gia tốc lớn nhất của hạt phân tử thế giới vỡ ra những thông tin bí mật về vũ trụ.

Une plaie toujours béante



Les vagues violentes et la forte houle de ce week-end ont fait resurgir de mauvais souvenir sur la côte atlantique, un mois après le passage dévastateur de Xynthia. Cinquante-trois morts, 1,5 milliard de dégâts, le travail d'une vie parfois englouti sous les eaux en ce 28 février... la plaie reste béante en Charente -Maritime en Vendée. Les victimes, particuliers et ostréiculteurs en tête, attendent toujours les aides promises et une explication à leur drame.

Si le Sénat a décidé la création d'une mission d'information sur la question des responsabilités, les habitants de La Faute-sur-Mer s'impatientent. La moitié des personnes tuées par le tempête il y a trente jours vivaient dans ce seul village vendéen où une Association des victimes des inondations se La Faute-sur-Mer (Avif) doit voir le jour cette semaine. Son objectif: obtenir des réponses, quitte à porter plainte contre la Ville, responsable de l'attribution des permis de construire, pour obtenir la vérité.

Surtout, "nous solliciterons les pouvoirs publics tant qu'il le faudra pour que les indemnisations soient honnêtement établies", déclarait hier de ses fondateurs, Xavier Machuron-Mandard dans Le Parisien. Un travail de longue haleine s'annonce. Car l'indemnisation des sinistrés se heurte aujourd'hui à une problématique "inédite" selon l'aveu même de l'État.



Xynthia, vết thương bão lụt vẫn còn lở loét.

Éteint la lumière pendant une heure



Soixante minutes à la bougie pour marquer la pause d'"une heure pour la planète". À 20h30 précises, samedi soir, 240 monuments parisiens - du Louvre au palais Garnier en passant par l'Élysée - ont éteint leur éclairage extérieur pour l'opération Earth Hour, censée promouvoir la modération énergétique. Pour ne pas décevoir les touristes, la tour Eiffel n'a coupé le courant que durant cinq minutes.


Một giờ tắt điện vì trái đất.

Sướng quá hoá dại



Chúa nhật tụ tập ăn uống ở nhà của chàng và nàng.

Nàng kể mẹ nghe chuyện nàng xúi chồng thử rủ thư ký đi ăn riêng như...một cặp tình nhân (Mà chưa chắc thư ký nhận lời, vì cô cũng đề huề hạnh phúc), cho nàng kiểm tra xem nàng có ghen? Máu ghen lên tới độ nào? Mẹ nàng lườm bảo: Dại dột, ai lại dại dột thế hả con?

Mẹ chồng ngược lại, cụ cười phá lên, phán: Sướng quá hoá dại, giống maman rồi. Ngày xưa có một lần maman cũng dại dột nói thế với papa khi ông làm giám đốc sở thuế thành phố. Papa đã nhìn maman ngạc nhiên bảo: Có...khùng không?

Nàng ngẩn người một lúc, sau đó không lâu nàng cảm thấy khoái chí có người từng...khùng giống nàng, lại là mẹ chồng, nàng đưa bàn tay phải lên chià về phiá mẹ chồng, cụ nhanh ý, đưa bàn tay trái lên đánh chát vào tay nàng, cả hai cùng cười vẻ khoái chí. Chỉ mẹ nàng và chàng nhìn nhau cười vẻ chịu thua hai người đàn bà...kỳ lạ, nhưng rất đỗi thân yêu của chàng.

Tối lên giường đi ngủ, như mọi khi, chàng vòng tay ôm hôn nàng chúc ngủ ngon, nhưng thay vì nói: Bonne nuit, mon trésor, thì chàng lại nói "ma folie"!

Lần đầu tiên chàng gọi nàng là...bà điên!

Chỉ là thí dụ...



Nằm bên chàng, bỗng nàng đề nghị: _ Anh này, nhân dịp ngày thư ký sắp tới, anh hẹn hò thư ký...đi ăn đi uống riêng với anh đi! Thay vì dùng từ mời nghe cho nhẹ nhàng lịch sự, nhưng nàng cố tình dùng từ hẹn hò.

Chàng liền buông sách, nghiêng người, nhìn nàng bảo: _ Này cưng, ngày thư ký thì anh chỉ việc tặng cô ấy món quà, ngay tại văn phòng là đủ. Hơn nữa, người ta là đàn bà có chồng con hạnh phúc, anh cũng có em và con thật ấm êm hạnh phúc, em nghĩ sao bỗng dưng bảo anh làm...điều bất thường ấy?

Nàng đáp một hơi: _ Là em muốn anh chỉ làm thí dụ xem sao thôi, anh thử...gây ra faute để anh...không còn là người chồng người cha chỉn chu tử tế nữa, để em thử xem mình có ghen tuông? Để em được hiểu cảm giác...đau khổ bị chồng...phản bội. Để xem mọi người trong công ty của anh sẽ thêu dệt như thế nào? Để một vài bạn bè của em không thốt lên: Cuộc sống hôn nhân của chúng mình như...mơ,...

Chàng chăm chú nghe, vẫn cái vẻ chỉn chu nghiêm túc trả lời: Chưa bao giờ anh thấy em dại dột đến thế, cưng ạ! Sao anh lại có thể ngu xuẩn đến mức tự chà đạp lên viên ngọc quý. Sao anh lại có thể...dũng cảm bôi tro trét trấu lên mặt mình và em & con chứ. Anh không bao giờ thử dại dột như thế, đừng đùa dại dột em nhé. Rồi chàng cười bảo: _ Một yêu cầu nhảm nhí nhất trong suốt mười năm nay mới nghe, lần đầu cũng như lần cuối nghe cưng. À không, xem như anh chẳng nghe thấy.

Nói xong, chàng ôm nàng hôn say đắm. Nàng nhiệt tình hưởng ứng. Họ yêu nhau đấy...!


Bạn già



Một ở đầu châu Á.
Một ở đầu châu Úc.
Một ở đầu châu Âu.
Một ở đầu châu Mỹ.


Một sắp đến giờ cơm trưa văn phòng.
Một sắp rời văn phòng giờ tan tầm.
Một vừa thức giấc cho buổi bình minh, ngày mới.
Một đã lên giường cùng chồng nhưng chưa ngủ.


Cả bốn là bạn từ thuở thơ ngây trong sáng
Cùng chung hoàn cảnh con gia đình chế độ cũ
Từ ngày SG mất, nhiều gia đình bạn bè tứ tán khắp nơi
Hôm nay là lần thứ n chúng nó hò hẹn online tám


Đứa đầu cầu châu Mỹ lên tiếng: Hello mấy...bạn già của tớ. Đứa châu Á, châu Úc cùng đáp "hello mấy bà già ham vzui". Chỉ có đứa ở đầu châu Âu giãy nẩy: Sao lại già, sao lại già? Á, Úc, Mỹ xúm lại nhanh tay đẩy chữ sang: Không già chứ là gì? Bảy mươi bảy mốt đến hai ngàn mười sao cứ đòi trẻ? Hay bà quên béng tuổi của bà luôn rồi? Châu Âu thản nhiên đáp: Ừ ha, có khi ta còn tưởng ta vẫn hai lăm hai tám gì gì đó... Hí hí... Ba đầu không hẹn lại đẩy sang: Ối trời, nó bị ông chồng yêu dấu cù rủ mê mẩn nên cứ mãi trẻ con lâu năm các cậu ạ. Rồi chúng đẩy sang cho một loạt icon ngoác miệng cười...thấy gớm. Châu Âu cũng cười...hùa rất vui, không quên hỏi Á, Úc, Mỹ dù biết chúng nó cũng rất thành đạt, hạnh phúc bên chồng con thân yêu, nhưng...cắc cớ hỏi xem tụi nó có lần nào ước giống vợ chồng Âu? Chúng đồng thanh: Thôi đi trẻ con lâu năm ạ, mỗi đứa một phong cách, cậu phải như thế thì lâu lâu bọn tớ mới có cái đọc những cảm xúc tình và bình...loạn chứ.

Một loạt icon cười mỉm xuất hiện tiếp nơi màn hình chát.


Đầu Á bảo: Tớ phải đi lên cantine cao ốc ăn trưa đây.
Đầu Úc bảo: Tớ phái lái xe đến nhà bố mẹ đón con.
Đầu Mỹ bảo: Tớ cũng buồn ngủ lắm rồi, ngày mai bên tớ mới thứ Sáu, tớ còn phải đi cầy.
Đầu Âu lên tiếng: Ừ, cũng tới giờ tớ đi kiếm cơm rồi.

Bốn đầu hẹn nhau hôm khác khi cả bốn cùng có thể tám tay tư.

Vậy là từ đây châu Âu phải chấp nhận chữ bạn...già rồi sao?

Huhu...huhuhu...Bạn già!

...tử tế và khôn ngoan...



Bạn nàng từ thuở thơ ngây trong sáng đôi khi phải lên sao nàng trẻ trung như tuổi thanh xuân đang độ yêu đương nồng cháy. Những khi ai đó rú lên như vậy, hoặc nàng cười tủm tỉm, hoặc có khi nàng lại cười phá lên đầy thích thú...

Nàng hiểu, không phải dễ dàng để ai cũng giữ được cho tâm mình trẻ trung yêu đời, bởi những căng thẳng công việc, cơm áo gạo tiền là những thứ chẳng đùa với cuộc sống thường nhật của con người...

Nàng hiểu nàng là người may mắn. May mắn được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có ông bà mẹ cha là những người có chữ nghiã, họ tạo dựng cơ ngơi, cuộc sống sung túc nhờ đó mà ra. Cuộc sống của nàng, nói không ngoa, nàng được lớn lên trong bầu không khí văn thơ nhạc hoạ của gia đình. Ký ức tuổi thơ về một gia đình yêu thương với bố mẹ anh chị là những buổi đàn ca hát xướng tưng bừng vui nhộn, những lần tranh nhau những cuốn sách mới tuy giấy vàng vàng đen đen để được mình là người đầu tiên đọc chúng... Nàng nhớ rằng, những năm đầu Sài Gòn bị mất, cả nước VN rơi vào tình trạng tem phiếu (mà mãi khi lớn lên nàng mới hiểu), thực phẩm khan hiếm, nhưng tuổi thơ vẫn kịp cho nàng nhớ gia đình nàng dù bị mất một khối tiền mà người ta không cho lấy ra để quy đổi thành tiền mới XHCN. May mắn, bố mẹ nàng còn ít tiền mặt và vàng, kim cương trong nhà. Vì thế, dù giai đoạn khó khăn đó sau này nàng hiểu đó là giai đoạn rất khó khăn của dân SG nói riêng, nhưng nhà nàng vẫn có cơm, thịt, cá để ăn, nàng vẫn nhớ như in nàng luôn có những chiếc váy, chiếc áo đủ màu sắc xinh đẹp do chính tay mẹ thiết kế từ những xấp vải dự trữ nhờ mẹ thích và mua để đó, đã khiến nàng rất lúng túng khi mình quá nổi bật giữa bạn bè xung quanh.

Nàng biết không hẳn chỉ do bản tính sinh ra nàng vốn dĩ lãng mạn, mà sự lãng mạn đó lớn dần lên theo năm tháng là còn nhờ bố mẹ nàng chẳng bao giờ làm thui chột đi trong nàng... Nàng biết ơn bố mẹ không chỉ dạy dỗ, nâng niu từng giấc mơ...vĩ đại trở thành nhà thơ, nhà văn, nhà báo, thậm chí là nhà khoa học để tìm hiểu xem trong dải ngân hà trên cao kia vì sao sao sáng thế của cái thuở thiếu niên dở dở ươn ươn của nàng, mà vì mẹ rất chịu khó lang thang cùng nàng mỗi khi nàng chán đám bạn đồng trang lứa.

Bao năm lấy chàng, nàng cũng hiểu nhờ chàng là chất xúc tác mà nàng không bị thui chột nét lãng mạn vốn có... Nàng cười, nụ cười rộn rã, sửa lại chị: "không, hoa này có ngày rồi cũng sẽ héo khi tuổi già sức yếu ập đến, nhưng tâm hồn hy vọng vẫn trẻ mãi". Mà nàng có lòng tin vào tình yêu của chàng và nàng dành cho nhau, trên cơ sở bao năm chàng phòng không đơn chiếc chỉ đến khi chàng gặp nàng, cả hai đều là trai tân gái tân lấy nhau lần đầu. Sao nàng không tin, khi mà lần đầu tiên chàng khá lúng túng đưa nàng vào động phòng hoa chúc sau một ngày tiệc cưới. Tin, khi đã bao lần cả hai cách xa hàng tháng trên mười ngàn ki lô mét chim bay vẫn không có tiếng đồn, dẫu rằng ong bướm dập dìu quyến rũ. Chàng tôn thờ kiểu gia đình cổ điển một vợ một chồng.

Chàng bảo chàng sung sướng hạnh phúc khi mỗi ngày chàng thấy nàng nở nụ cười tươi trên môi.

Chàng bảo chàng luôn có cảm giác lâng lâng đi bên nàng vào những ngày cuối tuần tay trong tay cùng con trai bé bỏng.

Nàng không bị cơm áo gạo tiền chi phối, nên nàng vẫn có thể treo ngược tâm hồn trên cành cây. Song chẳng hiểu sao nàng lại tự bảo: Nhưng không khéo có ngày...té chết vì lủng lẳng cành cây. Chàng nghe được phá lên cười rồi nói với vẻ rất nghiêm túc tử tế vốn dĩ: Người tử tế , khôn ngoan sẽ biết để mình không té.

Nàng nhìn chàng tình tứ đồng ý!

Mau chán - Chung thủy - Nhảm



Từ ngày quen chàng, đến lúc làm vợ chàng cho đến nay, chưa bao giờ khái niệm chung thủy vẩn vơ trong đầu nàng. Nếu ai hỏi vì sao hay thật không, có lẽ chính nàng cũng giật mình ờ ha, chưa bao giờ nàng thấy bấp bênh trong lòng để lo nghĩ đại loại theo kiểu: chàng sẽ chung thủy với mình chứ? Hoặc, mình sẽ mãi mãi chung thủy bên chàng. Chưa bao giờ.

Nàng vừa lang thang dạo blog Việt, đọc được ở một nhóm đang bàn tán về hai từ chung thủy của các cô vừa có chồng Tây-Ta lẫn lộn. Nàng đọc được nhiều ý kiến trái ngược xem ra cũng thú vị, ừ, nàng đọc chơi thôi, không nhào vô bình...loạn làm gì, bởi nàng chẳng phải là friend list, chỉ là một kẻ lang thang blog tình cờ. Song, có một ý kiến thế này khiến nàng chú ý hơn:


Tinh yeu vo chong, 90% la chap nhan su da roi, 10% hoa may la song voi nhau riet roi quen hoi.
90% dan ong kiem tien nhieu hon 65K/pa ngoai tinh, 10% con lai khong ngoai tinh la vi gia hon 60 tuoi.


Nàng chưa hiểu "65K/pa" là gì?
Nhưng có cái gì đó không ổn trong suy nghĩ này, nàng nhận xét, tại sao phải chấp nhận sự đã rồi? Ai phải chấp nhận? Người con trai phải chấp nhận người con gái hay ngược lại? _ Nàng trộm nghĩ, hoặc là người nói ra câu này, lúc quen chồng của cô bây giờ là do có sự tính toán hơn thiệt về tiền bạc vật chất, nay không như ý thì đành ngậm đắng nuốt cay chấp nhận sự đã rồi. Hoặc cô chấp nhận lấy người chồng theo hướng gò ép của mẹ cha, và giờ đây không đúng như cha mẹ cô nói và mong đợi, còn cô chấp nhận sự đã rồi. Cô còn bảo, 10% còn lại không ngoại tình là vì già hơn 60 tuổi. Dường như chưa thuyết phục.

Nàng kể chàng nghe, chàng bảo, già hơn 60 tuổi nhưng lẳng lơ đàn điếm thì vẫn lẳng lơ đàn điếm, cứ gì già trẻ lớn bé, làm ra nhiều tiền hay ít tiền.

Nàng phá lên cười khoái trá, trúng ý nàng.

Chàng hỏi, lần đầu tiên chàng hỏi nàng, em chung thủy chứ? Mười năm, đây là lần đầu tiên hai từ chung thủy mới thấy xuất hiện trong ngôi nhà ấm cúng, luôn luôn rộn rã tiếng cười của chàng và nàng. _ Nàng bảo, anh này, em là đứa mau chán, trước khi lấy anh, em đã từng tự động bỏ rơi vài anh, vì em hiểu tình em chưa đủ lớn, nên em ra đi để được thoải mái tự do bay nhảy. Em từng nghĩ có lẽ chẳng ai có thể buộc chặt được em lâu dài. Thế mà một cách quá tình cờ, anh lại án ngữ ngay trước mặt em. Anh khiến em sống lại trạng thái bay bổng lãng mạn trong em. Anh chấp nhận được những cái khùng trong em. Anh khiến em nũng nịu đong đầy yêu thương. Anh khiến em ký giấy cái rẹt ở mairie và nhà thờ sau 2 năm quen nhau. Mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên, rất tự nhiên. Đừng hỏi làm gì anh ạ, "chàng trai" còn trẻ của em, còn lâu mới lụ khụ bước sang tuổi sáu mươi.

Chàng cười, vẫn nụ cười yêu đương đằm thắm, chàng lại hôn nàng tình tứ trên bờ môi, ý bảo hiểu rồi, hiểu rồi, không cần nói nữa. Nhưng nàng lại nói, có khi em đã nghĩ, phải chi anh bớt đi cái chỉn chu, tử tế, pha chút xíu...tào lao gì gì đó... cho em hiểu thế nào là sóng gió hôn nhân? _ Chàng bật phá lên cười, bảo: Hôm nay vợ mình nói nhảm. Xem như anh chẳng nghe được những lời nhảm vừa rồi.

Chàng của nàng



Hai mươi giờ, chàng vẫn dán mắt télé xem kết quả bầu cử (cấp vùng), bình luận. Nàng, tối thứ Bảy hôm trước thức khuya xem chương trình géographie, chẳng hiểu sao sáng Chúa nhật lại thức giấc sớm lúc 7h, không nướng như mọi cuối tuần. Không lăn qua lộn lại ôm ấp chàng như mọi khi. Nàng tắm sớm. Bình thường, vào giờ tin tức nóng hổi như thế này, nàng sẽ ngồi cùng xem, cùng bình...loạn với chàng, nhưng tối qua cơn buồn ngủ ập đến, nàng lăn ra ngủ sớm.

20h nàng lên giường trước cả con, lim dim mắt nhưng nàng vẫn loáng thoáng nghe con trai gọi: Mẹ, con muốn mẹ ôm ấp con. Chàng bảo con trai: Mẹ mệt rồi, để yên cho mẹ ngủ, bố ôm con trong lòng, mình cùng xem télé, khi nào con ngủ, bố sẽ bế con về phòng.

Tối qua nàng thật sự buồn ngủ, chàng và con trai nói với nhau những gì sau đó, nàng không biết. Gần 3h sáng nàng giật mình thức giấc, với tay bật contact đèn đặt trên table de nuit, đồng hồ kim ngắn chỉ 2h55 sáng. Tắt đèn ngủ, nàng tự nói còn sớm, ngủ thêm chút nữa. Nhắm mắt, xem chừng khá lâu, nàng không ngủ lại được, lại bật contact đèn ngủ, nhìn giờ: 3h30. Chàng nằm bên cạnh bắt đầu xoay mình. Nàng biết, chỉ khoảng mười lăm phút nữa chàng sẽ phải thức dậy tắm rửa, ăn sáng, ra sân bay để kịp chuyến bay lúc 6h. Chàng đôi khi đủng đỉnh những lúc đi chơi cuối tuần, nhưng với những chuyến bay, chàng luôn luôn chuẩn bị thời gian "dư dả", luôn làm thủ tục check-in đầu giờ bắt đầu. Cuối tuần, thư ký đã đặt sẵn taxi đến đón chàng lúc 4h30. Giờ này nàng không thể đưa chàng ra sân bay được, bởi không thể dựng đầu con trai bé bỏng của chàng & nàng thức giấc ra tiễn bố.

Đúng 4h30, tài xế taxi gọi vào di động của chàng: Tôi đang đợi anh ngoài cổng. Chàng mặc nhanh chiếc áo len xanh nước biển sát cánh bên ngoài chiếc chemise xanh da trời để lộ chiếc cravate ton sur ton ở cổ áo len hình tim. Nàng nhìn chàng mỉm cười. Nàng cười, vì nàng thầm nghĩ trông chàng cũng còn thư sinh lắm, dẫu rằng chàng đã bước qua tuổi trung niên từ lâu. Cái lạnh đầu xuân buổi sương sớm vẫn còn hơi hướm mùa đông, nàng chià chiếc foulard carreau hai màu nước biển đậm nhạt cho chàng, ra ý nên khoác vào cổ.

Chàng hôn nàng thật dịu dàng, nàng có cảm tưởng mỗi lần chàng đi như thế, chàng luôn hôn nàng dịu dàng hơn cả những ngày thường. Vòng tay siết chặt nàng trong lòng, chầm chậm buông, khoác lên người chiếc manteau đen tuyền mà nàng mua tặng chàng từ dịp sinh nhật năm ngoái. Đeo chéo chiếc laptop vào người, tay cầm chiếc sắc tay gọn gàng đựng quần áo vừa đủ hai ngày.

Ánh đèn vàng hắt dáng chàng đi nhanh nhẹn ra cổng, nàng nhìn theo âu yếm tự nhủ: Yêu chồng đến tận cùng có thể!

5h10, nàng nhận cuộc gọi di động từ chàng: Anh vừa xong check-in. Khoảng mười phút nữa anh sẽ lên máy bay.

Chàng đi dự hội thảo.

Sân bay



Ngày cuối tuần, trời âm u, khiến nàng mất hết hứng thú, dẫu rằng Grand Café đông đúc.

Nàng thờ ơ nhìn người qua lại trên phố đi bộ. Chàng hỏi, đang nghĩ gì mà sao trầm ngâm vậy cưng? _ Sân bay. Nàng đáp ngay.

Chẳng phải nàng nghĩ đến chuyến đi tuần tới của chàng. Cũng chẳng nghĩ về chuyến bay sắp tới của nàng đã được định. Bỗng dưng nàng nghĩ đến cái sân bay khổng lồ. Nơi hàng ngày tiếp nhận hàng trăm hàng ngàn những chuyến đến và đi. Từ Côte D'Azur đến Charles de Gaulle cả chàng và nàng đều rất quen thuộc, hai điểm này thường là điểm trung chuyển đưa chàng & nàng đến với Fiumicino, Venezia Marco Polo, Cointrin, Frankfurt, Heathrow Airport, Jean-Lesage, Tambo International,... đến Don Muang / Suvarnabhumi, Kuala Lumpur, Changi, Nội Bài, Tân Sơn Nhất,... Ở mỗi sân bay dường như có lối thiết kế giống nhau bởi những toà nhà khổng lồ, với những cột thép, khung kính sáng sủa, nền đá sáng loáng, cùng những cửa hàng sang trọng, xinh đẹp. Thang máy, thang cuốn hoạt động liên tục, đưa người lên xuống...

Nàng không thích cảnh đưa tiễn bịn rịn theo kiểu người Việt, riêng với chàng thì oui!

Những khi ngồi chờ chuyến bay, từ 45 phút cho đến 2 tiếng, nàng ít khi tập trung được lâu vào con Mac, mà thường đường dây ADSL sân bay phủ khắp. Nàng thích ngắm người qua kẻ lại. Người ung dung chờ đợi vì đã xong phần check-in, người vội vã chạy như tên bắn vì tên đang được đọc trên loa kêu đến làm thủ tục vì sắp đến giờ closed...

Nàng thích ngắm hơn là chúi đầu online, bởi với nàng sân ga quốc tế bao giờ cũng tập trung nhiều người ăn mặc lịch lãm đẹp đẽ. Nàng thích thú lắng nghe đủ mọi ngôn ngữ, được nhìn rõ hơn màu da đến từ năm châu bốn bể. Đôi khi nàng thích thú khám phá ra ở mỗi con người đang ngồi chờ kia có nhiều nét mặt khác nhau: lo lắng, bồn chồn, rụt rè, lạnh lùng, thân thiện. Nơi đây ai bộc lộ cử chỉ đàng hoàng, lịch sự, văn hoá hay ngược lại... cũng đều dễ thấy nhất, nàng thầm nghĩ, và vô tình những hành vi cử chỉ ấy sẽ được hay bị gắn với quốc gia thể hiện trên màu da được đoán bởi những hành khách xung quanh.

Sân bay, với nàng, không chỉ là nơi đáp - đi - đến, mà còn là nơi thể hiện văn hoá. Nàng thích.


Bay...



Chiều về chàng nhắc, thứ Hai thứ Ba tuần tới anh không có nhà em nhé. Thường chàng thông báo như vậy, nàng hay hỏi: Đi đâu hả anh? Paris? Genève? hay Luxembourg?

Nàng quen với cách nói này của chàng lắm rồi, khi chàng nói sẽ không có nhà, nàng nghĩ ngay chàng có hội nghị hội thảo gì gì đó... Nàng biết, đi hai ngày chỉ lòng vòng vài chỗ này. Đi một tuần thì bay đi Québec. Song, có khi chỉ đi trong một tuần, chàng phải bay trên mười ngàn ki lô mét để đến châu Á xa xôi.

Cắt ngang dòng suy nghĩ của nàng, chàng đáp: Hội thảo ở Genève em ạ. Chàng dặn, em cho anh bộ veste và hai áo chemises nhé. Chàng bỗng nói nho nhỏ vào tai nàng: Đừng quần jeans áo thun nhé cưng, rồi phá lên cười bỏ chạy. Nàng rượt theo vào tận phòng, hù doạ, anh yên tâm, em sẽ xếp cho anh chiếc quần jeans đen và hai T-shirts, một màu hồng phấn, một màu đỏ tươi, cho anh rực rỡ mùa xuân giữa hội thảo. Chàng lên không, không màu đỏ màu hồng.

Chàng chỉ ngắm khi nàng mặc màu đỏ. Chàng ghét khoác trên người màu đỏ màu hồng màu cam. Chàng bảo ba màu này chỉ dành cho con gái, đàn ông sao lại mặc. _ Khối người mặc, lại rất đẹp, trừ chàng. Nhưng chàng quên rằng, vì chàng không muốn mặc những màu này, nên nàng tránh mua. Chàng chẳng ngăn cản khi nàng mua cho con trai những chiếc áo hồng, cam, đỏ, tím, vàng...

Chàng có thể chia sẻ với nàng bất cứ việc gì trong nhà, trừ việc ủi quần áo.

Vì lười, vì mất quá nhiều thời gian cho việc ủi cẩn thận từng chiếc chemise, nên tủ quần áo của nàng rất ít chemise. Chàng ngược lại, hơn hai chục năm đi làm, chàng luôn đến văn phòng với những chiếc chemise đủ hiệu, nhiều màu khác nhau, trừ màu đỏ màu hồng màu cam. Phải thuyết phục lắm, chàng mới chịu thay đổi thói quen này từ tháng Mười năm ngoái. Là một cách để nàng không phải...khó nhọc ủi có khi đến tận nửa đêm.

Nhẩm tính thứ Bảy Chúa nhật cả hai thường đi chơi hay đi dạo, mua sắm, thứ Bảy này chàng & nàng shopping mua quà sinh nhật cho cháu của nàng, mua quà cho thư ký ở công ty chàng dịp ngày thư ký sắp tới... Nàng lấy chiếc sắc tay xếp luôn cho chàng chiếc chemise trắng, vàng đã được ủi sẵn, hai chiếc cravate xanh, vàng và bộ veste xám bạc. Nàng không quên xếp vào hai chiếc quần lót, foulard mẹ nàng tặng cho chàng hôm Giáng Sinh vừa qua mà chàng rất thích, sắc nhỏ đựng dụng cụ cạo râu, nước thơm dùng mỗi khi đi xa với hai giờ bay hay mười ba giờ bay thì sắc dụng cụ này không thể thiếu trong hành lý của chàng.

Nàng cười hài lòng, vì chàng luôn tin cậy mỗi khi nàng sắp xếp sắc tay (hành lý) cho chàng đi công việc ngắn ngày hay dài ngày.

Nàng nghĩ đến chuyến bay lúc Sáu giờ sáng của chàng, để hai giờ sau đó chàng có mặt ở Genève, kịp cho buổi hội thảo lúc Chín giờ.

Nàng biết nàng sẽ nhận được chiếc carte postale xinh xinh từ đó. Nàng thật vui trong lòng.

Le papillon


Pourquoi les poules pondent des oeufs?

Pour que les oeufs fassent des poules.

Pourquoi les amoureux s'embrassent?

C'est pour que les pigeons roucoulent.

Pourquoi les jolies fleurs se fanent?

Parce que ca fait partie du charme.

Pourquoi le diable et le bon Dieu?

C'est pour faire parler les curieux.

Pourquoi le feu brule le bois?

C'est pour bien rechauffer nos coeurs or.

Pourquoi la mer se retire?

C'est pour qu'on lui dise "Encore."

Pourquoi le soleil disparait?

Pour l'autre partie du décor.

Pourquoi le diable et le bon Dieu?

C'est pour faire parler les curieux.

Pourquoi le loup mange l'agneau?

Parce qu'il faut bien se nourrir.

Pourquoi le lièvre et la tortue?

Parce que rien ne sert de courir.

Pourquoi les anges ont-ils des ailes?

Pour nous faire croire au Pere Noel.

Pourquoi le diable et le bon Dieu?

C'est pour faire parler les curieux.

ca t'a plu, le petit voyage?

A la prochaine fois, d'accord.

D'accord.

Je peux te demander quelque chose?

quoi encore?

on continue mais cette fois-ci c'est toi qui chantes.

Pas question.

Tu te pleures.

Non, mais non.

alors, c'est le dernier couplet.

Tu ne crois pas que tu pousses un peu le pourchas?

Pourquoi notre coeur fait tic-tac?

Parce que la pluie fait flic flac.

Pourquoi le temps passe si vite?

Parce que le vent lui rend visite.

Pourquoi tu me prends par la main?

Parce qu'avec toi je suis bien.

Pourquoi le diable et le bon Dieu?

C'est pour faire parler les curieux.


Vì sao gà đẻ ra trứng?

Để trứng đẻ ra gà

Vì sao những người yêu nhau ôm hôn?

Đó là lý do cho đôi chim câu cùng thủ thỉ


̣ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣


Vì sao lửa lại thiêu đốt củi?

Để sưởi thật ấm hai trái tim vàng

Vì sao mặt trời biến mất?

Để bối cảnh xung quanh lu mờ


̣ ̣ ̣



Giọng hát trong trẻo nũng nịu của cậu bé trong bản Le Papillon phát ra từ chiếc radio cassette đặt trong góc phòng tắm, là một trong những bài hát mà chàng mua từ iTunes Store theo yêu cầu của nàng, chép thành một đĩa riêng khi cần thay đổi loại nhạc những khi chàng & nàng thong thả ngâm mình trong bồn tắm. Những lúc như thế, cả chàng lẫn nàng không bật radio nghe tin tức.


Từ khi nhóc con ra đời, thói quen cuối tuần cùng tắm của chàng & nàng vơi dần đi. Con còn bé, lúc thì chàng phải ghé mắt đến con cho nàng tắm, lúc ngược lại. Hoặc nàng muốn, chàng luôn tự nguyện vui vẻ ở bên bébé để nàng...một mình ngâm nước thơm...


Giờ đây nhóc gần kề tuổi lên bốn, song, cũng chẳng dễ để chàng & nàng thư thái ngâm mình như hôm nay. Chàng nháy mắt quay sang cười với nàng sau khi dặn nhóc không được kêu réo, đập cửa phòng tắm khi chàng & nàng tắm rửa ngâm mình.


Chàng nàng yêu phút giây cùng nằm trong bồn đôi ovale, họ nhắm mắt thư giãn trong tiếng nhạc du dương, cảm nhận làn nước ấm lan toả mùi hổ phách dìu dịu. Nàng giản dị trong phục sức đi học đi làm, nhưng mọi thứ trên người nàng phải hoà hợp ăn ý. Nàng nghe người ta bảo, đàn bà con gái ở trời Tây ra đường không trang điểm giống như nhộng xuống phố. Nàng ở trời Tây bao năm rồi, từ thuở mới lớn, thanh xuân biết làm điệu, nàng chẳng màng đến son phấn, bởi đơn giản da mặt nàng mịn màng đôi môi hồng hào khoẻ mạnh, mẹ nàng bảo không cần phải khoả lấp dưới lớp hoá chất ấy làm gì cho mau tổn thương da mặt, mà sau khi làm vợ chàng, chàng cũng bảo nàng: Má hồng tự nhiên, cần gì son phấn. Nàng chưa từng một lần cảm giác kém tự tin với khuôn mặt mộc giữa một rừng các nàng tóc vàng mắt xanh, trừ khi dự dạ tiệc, hội nghị hội thảo, nàng mới cho đi một đường chì nâu, đen, lớp son nhè nhẹ. Chẳng phải Giovanna từng thốt: Tớ thèm cái tự tin không son phấn của cậu. Nàng định hình được phong cách tự nhiên của mình từ thuở thiếu thời mười lăm. Bố của nàng thích lắm.


Nàng lí lắc khẽ hỏi chàng, vì sao gà đẻ trứng? Sao trứng lại ra gà? Chàng lí lắc chẳng kém, đáp: Vì sao nhóc con của chúng mình ra đời, rồi đưa chân chà nhẹ vào chân nàng, cả hai cùng phá lên cười nắc nẻ. Ngoài cửa, có lẽ nhóc con đang ngồi đợi chàng và nàng, hỏi vọng vào thật to: Tại sao bố mẹ cười? Có thể mở cửa cho con vào được không?


Hai mươi phút ngâm mình trôi qua, chàng bảo như vậy cũng đủ, kẻo nhóc buồn bố mẹ...bỏ rơi. Chàng đỡ nàng đứng dậy, với chiếc khăn lông màu thiên thanh, chàng nhẹ nhàng lau khô cơ thể nàng. Không nói lời cám ơn chàng, nàng tặng chàng nụ hôn thật tình tứ.


Ngoài trời nắng sáng Chín giờ thật long lanh tươi tắn, họ quyết định vô Vieux Nice ăn sáng, đi ăn ngoài trưa nay.


Họ luôn tíu tít vui vẻ bên nhau. Chàng bảo: Mãi mãi như vậy em nhé. Nàng cười, nụ cười tươi vốn dĩ, nháy mắt ra hiệu: Dĩ nhiên rồi!


Hai ngày cuối tuần của chàng & nàng luôn nhiều hương vị!