12,5 triệu Mỹ kim & bảng hiệu "Hollywood"


Đó là số tiền được quyên góp bởi chính quyền bang California & tổ chức của những người gây quỹ, để nhằm giữ lại mảnh đất 56 hectares cùng với bảng hiệu Hollywood -nơi nhìn xuống Los Angeles, biểu tượng của thành phố, trong khi những nhà đầu tư xây dựng dự định xây một khu nhà cao cấp.

Vậy là, mảnh đất 56 hectares đó mãi mãi sẽ thuộc về công viên Griffith, cùng với bảng hiệu Hollywood.

Đó không chỉ "là biểu tượng của giấc mơ & cơ hội" -Arnold Schwarzenegger, thống đốc bang California, mà còn là điểm nhấn văn hoá.

Nghĩ đến người lại ngẫm đến ta.


Khu thương xá Eden có thể được xem là một điểm văn hoá, thế mà người ta đang tiến hành làm thịt, sẽ cho mọc khách sạn bởi tập đoàn con ông cháu cha Vincom. Cả thương xá không còn, vậy là Givral tử. Liệu hiệu sách Xuân Thu có tử?

Nàng buồn, nếu em cũng bị "xử", rồi đây khi có dịp bay đi VN, bay đến Sài Gòn, cái góc văn hoá mang...hơi hướm Tây duy nhất ở đất SG không còn cho nàng chui rúc vào. Xuân Thu cũng...mất luôn? Giả sử Xuân Thu dời đi nơi khác, nhưng chắc rằng sẽ không còn cái hồn ở nơi chốn vốn dĩ có sẵn phong cách cũ.

Ôi, khách sạn, khạch sạn 5 sao sẽ là...dấu ấn của những kẻ xôi thịt, mà xôi thịt thì làm sao hiểu được cái hồn văn hoá mà giữ!


Duyên - Nợ


Đã rất lâu, từ sau lễ cưới của nàng, nàng không gặp anh, bởi cả hai không còn ở chung một thành phố một quốc gia.

Nàng nhớ hôm đám cưới mình, nàng và chồng bận rộn tiếp khách, dù có khoảng gần mười lăm phút gì đó chồng nàng trò chuyện với anh, nhưng nàng nhớ lúc đó tay nàng bận cầm hoa cưới, chứ không kè sổ giấy bút như thói quen nghề nghiệp có sẵn trong giỏ. Mà anh đến dự tiệc cũng chỉ lịch lãm trong bộ veste, không cầm theo thứ gì, nên việc ghi điạ chỉ mail mới cho anh là không thể. Ai chuyển cho anh?

Bỗng nhận được mail anh, nàng bất ngờ. Ừ, nàng bảo nàng bất ngờ nhưng cảm giác thú vị. Mail anh không dài, chỉ vỏn vẹn vài câu: Cả nhà khoẻ chứ, em? Anh chúc em mãi bình an hạnh phúc. _ Là sao? Bỗng dưng rất lâu hai đứa mất liên lạc, biết là anh cũng rất bận rộn công việc, sao bỗng dưng lại mail nói bấy nhiêu? Nhưng sao anh lại biết điạ chỉ email mới của em?

Đó là điều bí mật, anh mail đáp lại, chỉ cần biết anh dõi theo hạnh phúc của em.

Có chút cảm động trong nàng, nhưng nàng không nói gì, chỉ viết lại bằng ba dấu chấm hỏi, rồi nhấn nút envoyer.

Không có mail đáp lại, nàng chẳng thắc mắc, cũng chẳng mong mail, lại càng không bị xáo trộn tình cảm. Nàng tự nhủ, từ ngày bỏ anh đi, tim nàng bớt hồ hởi cho chuyện yêu đương trai gái, bởi nàng hiểu tình cảm của nàng chưa đủ chín để phải kè kè với một anh. Nàng càng không phải type người thích sĩ diện lúc nào cũng có người con trai bên cạnh như thể tỏ ra với mọi người tui có nhiều bạn trai theo đuổi nha. Sĩ kiểu vậy chi cho mệt, trong khi thực chất nàng chẳng có tình cảm, yêu đương gì. Chỉ khi nàng gặp chồng nàng bây giờ, nàng nhận ra tất cả những người con trai bẻn mép chút chút hay bẻn mép nhiều nhiều đều không thuộc trái tim nàng, chỉ có chàng của nàng ít nói, cách ứng xử trách nhiệm, ánh nhìn tin cậy mới làm tim nàng rung lên. Chàng không hoa mỹ lời nói, nhưng đủ kiên nhẫn chiều chuộng với kiểu lãng đãng, thơ thẩn, khùng khùng của nàng. Nàng biết trái tim nàng thuộc về chàng và ngược lại. Gia đình bé nhỏ của nàng thường xuyên rộn rã tiếng cười không gì có thể khiến nàng lung lay, cho dù sáng nay nàng lại nhận được mail anh kể lại cái thuở nhiều mơ mộng, lãng mạn, rằng anh nhận ra tình cảm anh dành cho nàng là tình yêu. Tình yêu đơn phương.

Nàng đáp, nàng giữ gìn kỷ niệm, trân trọng tình cảm, tuyệt nhiên nàng không khuyên anh nên cưới vợ cho...có cặp có đôi. Với nàng, từ tình yêu đi đến hôn nhân cũng còn là cái duyên cái nợ. Như cái duyên vợ chồng nàng vậy. Thế nên, chẳng có lý do gì nàng phải khuyên anh cưới vợ khi anh mail lại hỏi "Em không khuyên anh cưới vợ à?'. Không, trừ khi anh gặp được duyên.

Vieux Nice et Vieille ville d'Antibes


Nói Sài Gòn đang bị...hiếp dâm nghe có vẻ khá thô thiển. Thực chất, SG xưa đang bị...xé nát, chỉ vì tầm nhìn hạn hẹp của giới lãnh đạo.

SG muốn thu hút khách du lịch? Thử nghĩ, cứ giữ nguyên trạng của một SG xưa, đừng bắt chước biến nó thành hiện đại kiểu như Singapour bé nhỏ, chẳng đặng đừng họ mới phải cho mọc những rừng cao ốc nhìn đến trẹo cổ.

Chỉnh trang đô thị, đồng ý, bằng cách sơn phết tu sửa, nâng cấp những toà nhà, công trình kiến trúc, nhưng vẫn giữ lại cái hồn của nét Sài Gòn vốn có. Bảo đảm không chỉ thu hút người trong nước (tất nhiên), mà còn thu hút khách xưa cũ một thời đã đến SG làm việc trước 1975 và du khách thế hệ mới.

Singapour là một đảo quốc bé nhỏ, nhỏ như lòng bàn tay. Năm 1965 khi trở thành một quốc gia riêng rẽ, Lý Quang Diệu quyết định cho xây dựng thành quốc gia hiện đại, với những toà nhà chọc trời đến ngút mắt, mỏi cổ. Nếu ai đã từng đến Sing., tự lang thang tìm hiểu và để ý, dọc con đường đại sứ Orchard -con đường tập trung toàn những đại sứ quán các nước trên thế giới, đồng thời cũng là nơi tập trung nhiều khách sạn sang trọng, nhà hàng, trung tâm mua sắm tấp nập, sẽ lọt thỏm một góc phố cổ nho nhỏ be bé gần với trạm điện ngầm Sommeset, mà chính quyền nơi đây luôn muốn giữ gìn. Góc phố nhà mái ngói, cửa gỗ chạm khắc đặc trưng...tàu, trông khá xinh xắn cổ xưa.

Nhìn xa hơn một chút, ai từng ghé Nice hay Antibes -là hai trong số những thành phố thuộc miền Nam nước Pháp vẫn giữ nguyên cả một thành phố xưa, mà người ta đặt thẳng cho nó cái tên Vieux Nice hay Vieille ville d'Antibes. Còn muốn chỉnh trang cơi nới thành phố, người ta cho xây dựng hẳn những quận mới hiện đại.

Vieux Nice hay Vieille ville d'Antibes không chỉ là hai thành phố biển thu hút dân xứ lạnh phiá Bắc nước Pháp đến trú đông, đi biển ngày hè, mà còn thu hút hàng triệu lượt du khách trên khắp thế giới lũ lượt kéo đến chỉ để hưởng cái nắng cái gió và cái hồn phố cổ.


⦗ Buồn ngủ, sẽ viết tiếp sau ⦘

Ôi, núi lửa, núi lửa Eyjafjoll



Chỉ vì núi lửa Eyjafjoll ở Islande trở mình, phun ra những khối bụi khổng lồ, khiến hàng trăm sân bay trên thế giới phải đóng cửa. Hàng triệu hành khách phải vật vạ khắp các sân bay, khách sạn...

Chờ vài tiếng còn chấp nhận được, họ phải chờ từ ít nhất hai ngày, ba ngày, và đang tiếp tục chờ cho đến thứ Hai đầu tuần xem sao? Cho dù họ được các hãng hàng không đưa về ở các khách sạn 3 sao, nhưng hành khách chỉ được phép quanh quẩn trong khuôn viên của khách sạn, vì họ phải đáp tạm ở một sân bay nào đó, không có chiếu khán nhập cảnh, họ không được phép di chuyển.

"Nhà tù" cao cấp là từ họ nói ví von. Điều họ bực bội khó chịu cộng thêm, khi mà ai cũng chỉ có hành lý xách tay gọn gọn, không có quần áo để thay, vì hành lý gởi theo chuyến đã check-in, nằm trong cabine máy bay mất rồi. Có thể kể đến 180 hành khách người Việt đi trong chuyến VN533 của Vietnam Airline bay từ Sài Gòn đi Paris cùng với hàng trăm hành khách nước ngoài khác đang vật vạ tại một khách sạn ở Nga, bởi Charles de Gaulle vẫn đóng cửa.

Hành khách trong chuyến bay này đều sử dụng tiếng Anh tiếng Pháp, còn nhân viên do nhà chức trách Nga gởi tới các khách sạn để giúp đỡ hành khách lại không biết tiếng Pháp tiếng Anh. Vấn đề nảy sinh.

Nghẹt thở Vờ Nờ



Bây giờ nàng không còn cái hào hứng rủ rê hay khuyến khích bạn bè người quen du lịch Vờ Nờ, dẫu nơi đó có gió ngập nắng vàng biển xanh cát trắng cát cam tuyệt đẹp. Nàng ngại.

Chẳng phải ngày xưa nàng rủ rê bè bạn đi Vờ Nờ là vì nàng...yêu đất nước gốc gác của nàng, chỉ tại nàng yêu biển, vậy thôi!

Cho dù chàng của nàng đã bảy lần xách túi lang thang từ bắc chí nam cùng nàng, hiếm khi nghe chàng phàn nàn những điều chưa được của ngành du lịch Vờ Nờ, hay tình trạng rạch và móc túi du khách, kiểu bám đuôi lằng nhằng của trẻ nhỏ xấn xấn vào như thể đòi khách mua hàng của chúng cho bằng được,... dù có lúc chàng đã giễu cợt tình trạng mất trật tự, vô lối của người điều khiển xe trên đường. Một lần chàng đã nổi điên khi chàng đang đẩy nôi con trai Tám tháng tuổi trên vạch trắng dành cho người đi bộ khi đèn ra dấu màu xanh hẳn hoi ngay giao lộ Lê Thánh Tôn-Hai Bà Trưng Q.I, nhưng người ta vẫn tràn xe tới tấp trong giờ tan tầm một chiều gần tết năm 2007, khiến chàng của nàng hốt hoảng nhấc hẳn xe nôi lên vì e rằng không khéo người ta...sẵn sàng tông vào xe nôi con trai của chàng. Lần đó nàng cũng hãi hùng thót tim.

Dạo phố, ngắm nghiá ở cái đất SG đông đúc ken dầy dòng xe ngược xuôi lộn xộn chớ hề sơ sểnh, xe cộ nó...cán cho...phanh thây. Nàng dặn chàng.

Đó là loại...nghẹt thở đời thường cần quan tâm.

Nhưng có một loại nghẹt thở khó chịu khác!

Nếu như nhập cảnh Singapour, Thaïlande, Malaisie,... với tư cách làm việc thì cũng thật dễ dàng dễ chịu. Tới cửa khẩu chỉ cần xếp hàng chờ đến lượt để được...mời viên kẹo ngậm cho ngọt miệng, nụ cười tươi của nhân viên hải quan và mộc nhập cảnh được đóng vào hộ chiếu cái cộp, mất chỉ khoảng Ba phút.

Chỉ khi nhập cảnh Vờ Nờ mới dễ bực bội làm sao!

Nếu nhập cảnh với mục đích du lịch, không sao.

Nhập cảnh với mục đích làm việc, coi chừng!

Coi chừng người ta đòi hỏi nhiều thứ theo kiểu anh chị vào VN làm việc có..."liêm chính chí công vô tư"? Hự hự...
Anh chị phải trình bày rõ ràng mục đích dự án hay nơi chốn ở, sẽ đi qua viết bài làm phóng sự ở đâu, để công "ơn" tiện việc...chăm sóc. Trự trự...
Dù bất cứ nơi đâu thế nào anh chị cũng được...dõi theo đầy vẻ...rình rập. Huhu...
Có khi anh chị sẽ được ( bị ) gặp công ơn đầu tiên để các anh các chị đó cho anh chị bài học về (lệ nhiều hơn) luật "của đất nước chúng tôi cho dễ làm việc", là họ nói thế, đặc biệt với ai làm nghề phóng viên.

Không nghe hả? Coi chừng không khéo bị hô hoán là...thế giới thù địch bởi bao nhiêu tờ báo đài phát thanh truyền hình do "đởm lãnh đạm" chỉ thị, rằng thì là mà đối tượng A, B, C, D, E, F... là kẻ...tuyên truyền, âm mưu lật đổ chính quyền...nhân dân gì gì đó (?). Kiểu cư xử này cùng một khuôn đúc Bắc Hàn, Miến Điện, Cu Ba...

Cái nghẹt thở đầu tiên anh chị sẽ nhận ngay từ cửa khẩu nhập cảnh bằng cái nhìn cú vọ, với thao tác chậm rãi lật từng trang hộ chiếu...xem chơi, rồi nhìn tấm hình trong hộ chiếu với khuôn mặt thật đang đứng đối diện coi có phải là một, rồi từ từ phát ra những câu có khi bằng cái giọng chát chúa, the thé, cong cớn, uốn éo khó nghe "nhập cảnh làm gì?". Ối, ông bà cha mẹ ơi, khai rõ ràng trên tờ giấy vàng vàng rồi sao hỏi chi cho tốn thời gian. Khai rõ ràng khi xin chiếu khán nhập cảnh rồi còn gì. Hỏi gì hỏi lắm, trong khi bao nhiêu hành khách mệt mỏi sau một chuyến bay dài từ 13 tiếng rưỡi đến 23 tiếng chỉ mong họ thao tác nhanh nhẹn.

Lần đầu tiên năm 1996 nàng ra vào cái cửa khẩu sân bay TSN với tư cách phóng viên trong một đoàn phóng viên. Máy ordinateur của sân bay nhập cảnh đã lưu dấu từ đó. Vậy mà cái năm '01 nàng đi du lịch cùng chàng với mục đích xin nhập cảnh du lịch rõ ràng, đến lượt nàng hỏi "đi du lịch với chồng hả nhà báo", khiến nàng giật bắn cả người phản xạ hỏi lại ngay "sao anh biết tôi là phóng viên?". cười khinh khỉnh ra vẻ như cái gì chúng nó lại không nắm được.

Nhập cảnh vô nước Vờ Nờ nhiều khi khiến nàng cảm giác không thoải mái chút nào. Nhân viên hải quan sân bay chưa bao giờ cho cảm giác thoải mái dễ chịu. Vậy mà người ta đổ thừa do áp lực công việc. Nàng cóc tin! (Nhân viên hải quan sân bay VN quen thói hoạnh hoẹ làm khó -đặc biệt làm khó người Việt hải ngoại khi họ nhập cảnh. Tuy nàng không có con số thống kê số chuyến đến-đi tại các sân bay trong khu vực như Thaïlande, Singapour,... nhưng nàng biết chắc số lượng nhiều hơn nhiều so với VN, nhưng tại sao nhân viên hải quan của các nước đó không nhăn nhó, khó chịu? Nếu so sánh giữa nhân viên hải quan chỉ ngồi lưu sổ người nhập cảnh bằng computer và đóng mộc với nhân viên không lưu, thì chắc chắn nhân viên không lưu làm việc căng thẳng gấp vạn lần. Thế nhưng, theo nàng, so sánh như vậy là khập khiễng!).

Mênh mông sâu thẳm...



Mùa Xuân đôi khi đỏng đảnh, lúc nắng lúc mưa bất chợt, còn chút xíu xiu hơi lạnh mùa đông như thể bịn rịn luyến lưu, chưa chịu giã từ. Song, cái nắng sang Xuân vẫn đủ sức chiếu rọi long lanh, làm mặt biển xanh biếc, rạng rỡ, khiến nàng cảm như hôm nay nó bình lặng, dịu dàng, có lúc đã xô vào bờ một tiếng thở nhẹ nhịp nhàng.

Nàng đi chân trần, đứng ở mép nước, thỉnh thoảng di di những ngón chân dưới lớp cát ẩm ướt chờ tiếng thở nhẹ của sóng đi vào, dội lên mát rượi đôi chân. Bình thường, nàng thích thú nhẩy lên để nước không chạm vào chân, hôm nay nàng vẫn đứng đó, mặc sóng vỗ về, ống quần ướt mem. Nàng bận nheo mắt nhìn, nhìn đường chân trời xa tít tắp nơi phân chia giữa mặt biển và mặt trời, nhưng thị lực nàng kém, từ từ khép mắt, rồi nàng bỗng ước được là chim biển, sải cánh trên bầu trời bao la để cảm nhận trời cao biển rộng mênh mông dường nào? Nàng mơ là cá, nàng cá hiền hoà xinh đẹp để khi bơi lội tung tăng gần bờ làm duyên với người, đến khi chán chê, nàng quẫy đuôi trở về đại dương, nàng sẽ biết được lòng đại dương sâu cỡ nào?

Chàng đứng bên cạnh, nắm lấy bàn tay nàng, hơi lay nhẹ, thì thầm "Em đang nghĩ gì thế?". Nàng đáp nhỏ: Biển rộng anh nhỉ. Chàng tiếp lời nàng: Mênh mông, sâu thẳm. Nhưng sâu cỡ nào hả anh? _ Sâu, rất sâu, làm sao đo được chiều sâu của biển hả em.

Nàng vòng tay sang ôm eo chàng, nói: Em nghe người ta nói có thể dò sông dò biển nhưng lại khó dò lòng người, anh ạ. Chàng chia sẻ, cuộc sống là vậy, đôi khi ta không thể đoán trước được lòng người phức tạp, tráo trở. Bỏ, bỏ qua, xem như sáu ngàn kia đã trôi theo sóng biển.

Nàng thở ra thật nhẹ như sóng hiền ngày Xuân, nghĩ, lòng chàng cũng thật mênh mông...!


Ngôn ngữ



Mỗi sáng thức dậy nhóc con chào bố mẹ "Bonjour", mẹ nhóc chào lại bằng một giọng âu yếm: Mẹ chào con.

Trước khi rời nhà hoặc bước vào lớp, nhóc chào: Au revoir, maman chérie. Mẹ nhóc đáp lại: Tạm biệt con yêu!

Tối, trước khi đi ngủ, nhóc nói: Bonne nuit. Mẹ: Chúc con yên giấc.

Mỗi khi mẹ nhờ nhóc việc be bé nào đó, chẳng hạn giúp mẹ xếp ngay ngắn ghế nhóc vừa ngồi vào đúng vị trí của nó cho gọn gàng, thì mẹ nói lời cám ơn con trai, thay vì merci, mon chéri!

Cứ thế, mẹ của nhóc mỗi ngày cố gắng nói vài từ gì đó bằng tiếng Việt để nhóc không bị câm, điếc ngôn ngữ gốc của mẹ, dẫu rằng nhóc hiểu mẹ nói gì, nhưng thường xuyên trả lời mẹ bằng tiếng Pháp.

Rồi một hôm hứng khởi nào đó, nhóc bỗng gọi mẹ ơi, ăn cơm, , uống nước cam, cám ơn mẹ hay đi chơi. Khỏi nói, mẹ của nhóc khoái vô cùng.

Chẳng phải mẹ nhóc ý thức tinh thần dân tộc hay hoa mỹ bảo rằng muốn nhóc có một góc nguồn cội trong tim. Thật thà nói cho trung thực, tại mẹ của nhóc càng ngày càng nhận ra vẻ đẹp của ngôn ngữ này, rất thích! Vả lại, thực tế cuộc sống ngày nay, ai biết nhiều ngoại ngữ, người đó sẽ càng thuận lợi trong giao dịch với toàn cầu. May mắn, quá đỗi may mắn bố của nhóc tuy là một người Pháp chính gốc, nhưng chẳng bao giờ tỏ ra sành điệu, ngoe nguẩy theo kiểu Tây đỏng đảnh đến mức khư khư bảo rằng tiếng Pháp...là nhất. Bố nhóc luôn luôn quan tâm đến mọi nền văn hoá; dẫu rằng lắm khi cũng...chê anh chàng Mỹ cao bồi cục mịch đội mũ rộng vành; nhất là văn hoá và ngôn ngữ của mẹ nhóc, bố khuyến khích mẹ nên kiên nhẫn nói tiếng Việt với nhóc, chứ đừng vì thuận miệng ngôn ngữ hàng ngày ở xứ chú gà Gaulois. Gần đây bố nhóc rất thích huýt sáo giai điệu của bản Em là hoa hồng nhỏ của nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh. Bố cứ bắt mẹ dạy nhóc thuộc được ca từ của bản nhạc này. Bố nhóc nghe mẹ dịch thô nội dung bài hát, đã xuýt xoa khen ngợi nhạc sĩ đã viết ra những nốt nhạc du dương nhẹ nhàng với lời lẽ ví von nhiều hình ảnh ý nghiã màu nắng của cha, để trẻ hiểu được sông có nguồn từ suối chảy ra, biển có nguồn từ sông,...

Một lần tình cờ trên cùng chuyến bay đi Sing. , mẹ của nhóc gặp một vị giáo sư đồng hương, ông bảo: "Nếu ta không nói được tiếng mẹ đẻ, cũng có nghiã ta mất đi văn hoá nguồn cội". Ngẫm nghĩ có lý, nhưng để trẻ có mẹ cha 100% Việt, được sanh ra & lớn lên không phải nơi đất mẹ, hiểu và chịu nói và học ngôn ngữ mẹ đẻ là cả một quá trình đầy kiên nhẫn của mẹ cha, nhất là cả cha và mẹ đều là dân trí thức! Bởi nơi đây có tình trạng trẻ nói giỏi tiếng Việt là...nhờ cha mẹ...dốt tiếng Pháp, chứ chẳng phải họ có tinh thần dân tộc cao mà muốn gìn giữ ngôn ngữ mẹ đẻ. Hỏi ra, hai con của vị giáo sư cũng nói...không rành tiếng Việt, ông thở dài.

Mẹ của nhóc chẳng phải cũng từng...dứt khoát chỉ...xổ tiếng Pháp, hay thậm chí tiếng Anh, tiếng Ý trọ trẹ. Bây giờ bố mẹ nhóc con không chỉ dự định gởi nhóc đến học trường tư thục, sẽ cho nhóc thi vào trường song ngữ Anh - Pháp CIV -là trường đứng thứ 5 trong số 20 trường tốt của toàn nước Pháp (Centre International de Valbonne) khi lên collège-lycée, mà sẽ gởi nhóc đi VN học tiếng Việt một, hai năm nếu nhóc thích. Học, có bao giờ thừa!

Chuyện gia đình



Cuối tuần, nàng dọn dẹp đôi chút, bởi bình thường nàng vốn dĩ gọn gàng sạch sẽ, chủ yếu sắp xếp lại sách báo, tài liệu trong một tuần cho thật gọn gàng hơn và hút bụi cho sạch cửa nhà, nhưng đã hai tuần, nàng cố tình lờ đi đống sách - báo chuyên ngành, tiểu thuyết chàng....vứt vất vưởng gầm giường và quanh sàn phòng ngủ bên phiá chàng. Lần này nàng lại...cáu!


Khi chàng nghe tiếng "Mon Dieu" của nàng hét lên từ phòng ngủ, chàng chạy thật nhanh vào, thì thấy nàng đang...quăng tung toé số sách báo rải rác khắp phòng. Chàng vội giữ tay nàng lại, ôm nàng vào lòng, luôn miệng nói: Lỗi tại anh, tại anh tất cả, để anh sắp xếp lại ngay. Nàng bật khóc, dụi đầu vào ngực chàng, bảo: Tại sao, tại sao chứ? Chàng nói như dỗ dành: Tại anh lười, lỗi tại anh, thôi nín đi mà, cho anh xin lỗi.


Chẳng phải nàng không phát hiện ra chàng có tật bừa bộn sách vở, báo chí mỗi khi chàng lôi vào phòng ngủ nằm đọc. Hồi mới lấy nhau, chỉ hai tháng sau, nàng đã biết tỏng chàng bừa bộn. Lúc đó, có lần bực quá, nàng gọi điện thoại sang nhà bố mẹ chàng, vừa nói vừa khóc, rằng tại sao chàng bừa bộn? Theo nàng, đây là thói quen...xấu không được ...tập từ bé. Bố chồng kiên nhẫn nghe nàng nói. An ủi nàng, bảo nàng từ từ...sửa cho chàng, sau đó cụ đề nghị "ngày mai" chúa nhật các con sang ăn trưa với papa maman được không? Nàng nhớ, lúc đó nàng đáp: Dạ được. Nhưng thay vì sẽ hỏi ngay xem chàng có đồng ý như vẫn thường hội ý, nàng nói nhấn mạnh với bố chồng: Con thì được, nhưng papa giúp con hỏi nhà con xem anh có đi cùng con không? Bố chồng biết nàng đang bực chàng, liền đáp: Vậy con chuyển máy cho nói chuyện với papa đi. Chẳng biết cụ nói gì trên phone, chàng đáp bằng giọng buồn thiu: Dạ...dạ..., con biết, con biết lỗi của con, ngày mai vợ chồng con sẽ đến ăn trưa với bố mẹ.


Ngày mai của lúc đó cách đây tám năm, khi vợ chồng nàng vào đến nhà của papa maman, bố chồng nàng nói ngay với chàng: Sao, tại sao con lại để vợ buồn đến khóc? Vợ con gọn gàng sạch sẽ, con cũng nên cố gắng đừng bừa bộn nữa. Nên giúp đỡ hỗ trợ vợ tận tình con trai à. Chàng vâng dạ chân tình.

Bố chồng nàng chỉ nói ngắn gọn bấy nhiêu, chẳng một câu phiền trách nàng. Nàng như cảm thấy mình thật nóng vội khi nói như thể trách cả...bố mẹ chồng không...dạy chàng ngăn nắp trật tự! Lần đó nàng hối hận lắm, tự nhủ, thôi thì chấp nhận thói quen này của chàng, miễn thân thể chàng sạch sẽ gọn gàng. Song, gần đây, thỉnh thoảng nàng lại bỗng gắt gỏng khi chàng càng lúc càng hay quăng vất vưởng sách báo tạp chí quanh phòng ngủ, khiến nàng cảm thấy căng thẳng. Nhà cửa bừa bộn bẩn thỉu một chút là bỗng dưng nàng căng thẳng. Nàng chưa bao giờ đặt nặng vấn đề phải trang hoàng nhà cửa sao cho đẹp đẽ, sang trọng, nàng chỉ yêu cầu nhà cửa phải thật thông thoáng, gọn gàng, ngăn nắp sạch sẽ.

Chàng vẫn ôm nàng trong vòng tay, vuốt ve, xin lỗi, thủ thỉ, hôn hít... Nàng như nguôi cơn bực bội, hôn dịu dàng đáp trả chàng, thỏ thẻ chàng thu lượm sắp xếp lại cho gọn gàng.

Chàng bảo, phải chi ngay từ lúc đầu nói nhỏ nhẹ như vầy có phải anh được nhờ không nhỉ. Hú cả hồn! Nàng cười cười bảo: Anh biết rõ em ghét sự bừa bãi dơ dáy bẩn thỉu rồi mà, tốt nhất đừng để em...nổi...cơn điên. Chàng đứng lên, giơ tay chào theo kiểu quân đội, hô to: Oui, chef! Cả nhà ba thành viên phá lên cười rộn rã.

Thế đấy, không phải lúc nào nàng cũng nũng nịu dịu dàng với chàng. Nàng cũng...điên bất tử. Nhưng chàng không đồng ý khi nàng nói thế.

Thờ ơ dửng dưng vô cảm ngụy biện



Hết thác Bản Dốc
đến Hoàng Sa - Trường Sa
dự án cho thuê đất lâu năm
nay lại đến đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng). Tàu cộng đểu giả lại muốn cướp luôn?


Từ bấy lâu nay, mình phải cố tình chấp nhận giải pháp ít đề cập đến vấn đề dân sinh xã hội thiết thực khi nói chuyện với một số người quen, kể cả một số ít bloggers mình quen trong nước. Chỉ vì hầu như ai trong số họ cũng bảo: Không quan tâm chính trị, kể cả họ làm nghề phóng viên.


Rùng mình. Thật sự rùng mình. Bởi làm nghề phóng viên mà lại bảo không quan tâm chính trị, thì thật trái khoáy. Có lần mình đã phải thốt lên đầy bực bội: Thế thì nên quăng bút, làm nghề khác!


Ngụy biện. Ít nhất dưới mắt mình, cách nói không quan tâm chính trị là cách nói ngụy biện đầy thô thiển.


Thực chất, vấn đề chính trị chính là những vấn đề dân sinh xã hội vô cùng thiết thực, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân trong một quốc gia. Bất cứ chính sách nào của chính phủ đưa ra đều ít nhiều ảnh hưởng đến một thành phần nào đó trong xã hội. Nếu như cải cách giáo dục bắt chước hay thay đổi xoành xoạch thì rõ ràng dễ dẫn đến nền giáo dục đó không ổn định, ảnh hưởng nguy hại đến học sinh - sinh viên. Đó chỉ là một thí dụ.


Chính trị gia là một số ít đại diện cho số dân đông đúc. Nếu chính trị gia là người có năng lực và có trách nhiệm sẽ cùng kết hợp với tiếng nói của số dân đông đúc kia để khi chính phủ sắp ra (hay thậm chí đã...lỡ ra) chính sách ảnh hưởng đến việc làm, lương bổng, v...v... thì tất cả cần lên tiếng, không phân biệt người dân đó, người dân nọ có theo đảng phái nào không. Mình khẳng định, tất cả những vấn đề xã hội đều ít nhiều ảnh hưởng thiết thực đến đời sống người dân đều là chính trị xã hội. Đó là lý do vì sao, mỗi lần sắp đến kỳ bầu cử cấp vùng, hay bầu cử tổng thống, người dân ở các nước phương Tây, hay ở các nước tư bản đều đắn đo, cân nhắc cho chính sách của phe phái, dân biểu, ông-bà (tổng thống tương lai) nào đó trước khi quyết định lá phiếu của mình. Thậm chí khi cần, người ta sẵn sàng xuống đường biểu tình phản đối hoặc ủng hộ cho chính sách họ đánh giá hay nghĩ là đúng đắn, phù hợp hơn cả.


Thế nhưng, hầu như rất, rất nhiều người Việt trong nước lại có thể buông câu không quan tâm đến mức mình cảm nhận rằng họ thờ ơ dửng dưng vô cảm vô cùng! Nếu bảo vì sợ bọn độc đảng gian ác, thế thì tại sao không ai chịu đồng lòng đứng lên cùng tạo ra cho tất cả có cơ hội được nói lên điều hợp lý -là quyền cơ bản nhất của con người, hơn là phải sống nhũn như chi chi như hiện nay, thật là cơ nhục hèn hạ đâu thua gì thời bị Pháp đô hộ!


Từ cái tin đảo Bạch Long Vĩ rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng trong khu vực vịnh Bắc Bộ, mà xem ra Trung cộng muốn chiếm thêm của VN (?), lại khiến mình không thôi nghĩ đến những điều liên quan.


Chỉ mong mọi người dân Việt trong nước biết dành lại tiếng nói cơ bản nhất & chính đáng nhất để cùng tham gia vào vấn đề chính trị của đất nước.

Chính trị không phân biệt có theo đảng phải nào hay không. Vấn đề chính trị cũng chính là những vấn đề dân sinh xã hội vô cùng thiết thực đến đời sống hàng ngày. Mong, rất mong mọi người trong nước đừng thờ ơ dửng dưng vô cảm ngụy biện!

Les étudiantes mangent mal



Pressés par leur cours et leur petit budget, les étudiants se nourrissent mal. Une habitude qui a des répercussions sur la scolarité et la santé.



Sandwichs pris sur le pouce entre deux cours, plat de pâtes vite ingurgité le soir... Contraints par leur finances ou par désintérêt, les étudiants prennent de mauvaises habitudes alimentaires, selon une enquête CSA publiée hier par l'Union nationale de mutuelles étudiantes (Usem). Une malbouffe qui ne serait pas sans incidences sur leurs facultés intellectuelles et leur santé.

L"étude montre qu'un étudiant sur cinq ne prend que deux repas par jour, quand trois sont recommandés. Près de 60% d'entre eux sautent le petit-déjeuner "parce qu'ils n'ont pas faim ou pas le temps". Résultat, le coup de barre de la matinée les incite à grignoter: 95% confient s'offrir régulièrement une barre chocolatée entre les repas. De même, les 15 - 24 ans sont les plus gros consommateurs de produits "snack", ces plats vite préparés. Autre constate, les étudiants boudent les fruits et les légumes: 14% ne mangent ni l'un ni l'autre dans la journée, alors que le ministère de la Santé, recommande d'en consommer cinq par jour.


Des carences dangereuses
Cette alimentation déséquilibrée se traduit au quotidien par une baisse de performance. "Sauter le petit-déjeuner réduit les capacités de concentration. À l'inverse, un petit-déjeuner équilibré permet d'améliorer ses capacités cognitives", souligne Marlène Galantier, nutritioonniste à l'hôpital européen George-Pompidou à Paris. Une carence en oméga-3 (graisses contenues dans les poissons gras), se solde par un déficit de mémoire, pourtant bien utile dans la préparation des examens. "A plus long terme, ces mauvaises habitudes augmentent les risques d'obésité et de développer des maladies cardio-vasculaires, relève Jean-Michel Borys, nutritionniste à Armentières (Nord). La probabilité d'avoir du diabète ou de faire un infarctus est ainsi multipliée par 4 à 5".


Un budget trop pauvre!
Pour lui, cette malbouffe étudiante s'explique par plusieurs facteurs: faible équipement électroménager, culture culinaire pauvre, manque de motivation à cuisiner et surtout précarité financière. Une étude réalisée par le Crous (Centre régional des oeuvres universitaires et scolaires) d'Aix-Marseille en 2008 a ainsi montré qu'un étudiant sur quatre consacre moins de 100€ par mois à son alimentation. Pour y remédier, l'unef (Union nationale des étudiants de France) insiste sur le développement des restaurants universitaires qui proposent un menu équilibré à un tarif unique. De son côté, l'animateur Jean-Pierre Coffe a remis un rapport pour les améliorer. Jean-Michel Borys plaide, lui, pour de nouvelles agressives qui mettraient en garde contre les effets néfastes sur la réussite scolaire.



Đời sống sinh viên. Sự thiếu thốn nguy hiểm.